Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Sự đáng sợ của nước Mỹ

Sự Đáng Sợ Của Nước Mỹ ?

(Đây là phần lược dịch bài nói của ông Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)

Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc.

Hai nước Trung Quốc- Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?
Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.
Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ."
Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.
Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.
Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc.
Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.
Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.
Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.
Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.
Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.
Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.
Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn:
Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.

Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?

Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.

Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.

Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.

Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.
Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
Nhóm D77 gởi (Kim Dung)

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

“Tôi chưa sẵn sàng trả lời”: lời khuyên nói dối?

“Tôi chưa sẵn sàng trả lời”: lời khuyên nói dối?

Đọc bài báo với lời khuyên mang tính vẽ đường cho hưu chạy ('Xin lỗi, tôi chưa sẵn sàng trả lời câu hỏi này') tôi thấy phân vân, và cần phải bàn thêm về hướng dẫn này. Đại biểu Quốc hội (QH) mà nói tôi chưa sẵn sàng và né tránh câu trả lời “tôi không biết” thì quả thật có vấn đề về thành thật.

Nhìn và nghe các đại biểu QH, quan chức trả lời chất vấn, người dân thường cũng có thể nhận ra nhiều vấn đề. Từ những câu trả lời dài dòng, không đi vào vấn đề, đến những câu trả lời mang tính ngụy biện (mà có lẽ người trả lời cũng không nhận thức được). Từ những câu trả lời nặng cảm tính đến những câu trả lời hàm ý đe dọa, tất cả đều một phần do thiếu kĩ năng giao tiếp với truyền thông. Do đó, VN chúng ta cần nhiều lớp về kĩ năng mềm, đặc biệt là kĩ năng ứng phó với báo chí. Không chỉ dành cho đại biểu QH, mà còn cho tất cả các chính trị gia khác, quan chức, và đặc biệt là công an. Tôi đồng ý với nhiều lời hướng dẫn như mô tả trong bài dưới đây, nhưng tôi cứ lấn cấn với lời khuyên rằng “Không nên trả lời ‘tôi không biết’ hoặc ‘Tôi không có ý kiến gì’ mà nên nói ‘Xin lỗi, tôi chưa sẵn sàng trả lời câu hỏi này’.” Tôi có vài vấn đề với lời khuyên này.

Thứ nhất, lời khuyên đó mang tính vẽ đường cho hươu chạy. Đối với những đại biểu thiếu khả năng hay lười biếng, lời khuyên đó là một cách tạo điều kiện cho họ chạy trốn câu hỏi, né tránh vấn đề. Vấn đề là đào tạo cho họ kĩ năng giao tiếp bằng cách cung cấp những nguyên tắc xã giao. Mỗi đại biểu là một cá nhân với những tình cảm và trình độ rất đặc thù. Trước một câu hỏi, đại biểu A có thể có câu trả lời khác với đại biểu B, tùy thuộc vào tình cảm và trình độ của mỗi người, nhưng nguyên tắc thì giống nhau. Do đó, cho ra những câu chữ cụ thể chỉ mang tính gợi ý chứ không thể bảo họ phải nói y chang như thế. Không nên tạo ra những công thức chữ nghĩa cho đại biểu.

Thứ hai, lời khuyên đó khuyến khích đại biểu nói dối, không thật lòng. Nói cách khác, cho dù đại biểu QH không biết vấn đề thì cũng cố giữ thể diện mà nói tôi chưa sẵn sàng trả lời! Nhưng đó là cách nói không thật lòng. Nếu không biết thì nói không biết và sẽ tìm hiểu và trả lời sau. Tại sao lại nói “tôi chưa sẵn sàng”, và nếu nói thế thì người dân sẽ hỏi “vậy ông/bà làm gì ở đây, hay là ngồi lầm ghế”.

Thứ ba, lời khuyên đó mang tính công thức bao cấp. Không có một công thức cứng nhắc trong giao tiếp với truyền thông. Thử tưởng tượng nếu tất cả đại biểu QH đều nghe theo lời khuyên trên và đụng câu hỏi nào khó họ cũng đều nói “Xin lỗi, tôi chưa sẵn sàng trả lời câu hỏi này” thì người nghe chán làm sao. Lúc đó các vị đại biểu là cỗ máy chứ không phải là những cá nhân nữa. Người dân cần đại biểu với một cá tính, dám nói, dám làm, thành thật và thẳng thắn. Người dân đâu cần đại biểu chỉ nói hay mà không thật lòng.

Vậy tôi có lời khuyên nào không? Khuyên thì không dám, nhưng chia sẻ kinh nghiệm thì dám. Trong công việc của tôi, thỉnh thoảng tôi trả lời phỏng vấn cho báo chí phương Tây, từ báo Mĩ, Anh, Úc, Canada, đến Singapore và Kampuchea. Gần đây còn trả lời phỏng vấn cho các đài truyền hình quốc gia của Úc, như đài ABC, đài SBS, đài số 7, số 10. Qua những đợt trả lời phỏng vấn như thế cũng rút ra vài bài học để có thể chia sẻ ở đây. Ngoài ra, hồi còn ở bên Mĩ, trường có gửi tôi (và một số giáo sư khác) đi dự một lớp tập huấn về giao tiếp với truyền thông do một công ti truyền thông giảng dạy. Tôi vẫn còn giữ vài tài liệu, và nhân dịp này xem lại thì thấy có một danh sách gồm 10 cách ứng phó với báo chí dành cho giới khoa học.

1. Chân tình. Nên thoải mái thể hiện cái tôi gồm những cái tốt và chưa được tốt, không nên đóng kịch. Thể hiện cái tôi một cách trung thực cũng là một cách thiết lập niềm tin cho người phỏng vấn.


2. Chuẩn bị. Trước khi phỏng vấn cũng nên nghĩ đến những câu hỏi khả dĩ. Nên nhớ rằng đại biểu QH không phải ngồi đó để trông chờ có câu hỏi có lợi cho mình. Không bao giờ trông chờ điều đó. Phải suy nghĩ đến những câu hỏi hóc búa nhất và chuẩn bị trả lời.

3. Nhiệt tình. Nên tỏ ra nồng nhiệt, mê say, ấm áp với câu hỏi của phóng viên. Một thể hiện như thế sẽ làm cho người xem / nghe thấy mình có lập trường và đam mê với vấn đề.

4. Cụ thể. Không có gì nhàm chán hơn là đọc hay nghe những câu trả trời chung chung, những câu trả lời với nhiều chữ mà không có nội dung. Bí quyết thứ nhất là trả lời ngắn gọn, dùng từ ngữ đơn giản (tuyệt đối tránh dùng những ngôn từ hoa mĩ). Bí quyết thứ hai là nhấn mạnh những dữ liệu quan trọng trước hết, và lúc nào cũng tập trung vào câu hỏi, đừng trả lời ra ngoài đề quá nhiều.

5. Thành thật. Đừng bao giờ đoán câu trả lời. Không có gì sai hay xấu hổ khi trả lời “Tôi không biết” hay “Tôi sẽ quay lại câu hỏi của anh sau khi đã có dữ liệu”. Đừng bao giờ trốn tránh câu hỏi theo kiểu “Tôi chưa sẵn sàng trả lời câu này”.

6. Sử dụng giai thoại. Người nghe thường hay thích giai thoại thú vị. Do đó, người trả lời có thể dùng những câu chuyện đời thường hay giai thoại liên quan để minh họa cho câu trả lời.

7. Lắng nghe cho kĩ. Trong nhiều trường hợp người trả lời nghe không rõ hay không hiểu câu hỏi nên trả lời sai, câu trả lời chẳng liên quan gì đến câu hỏi. Điều này rất kị vì nó cho thấy người trả lời quá hời hợt. Không có gì xấu hỏi để hỏi lại câu hỏi nếu nghe không rõ.

8. Bình tĩnh. Trong vài trường hợp, phóng viên có xu hướng “chọc tức” hay “khiêu khích”, và người trả lời cần phải giữ cái đầu lạnh, trầm tĩnh, không để mắc mưu họ. Ngay cả những câu hỏi không thân thiện, câu trả lời vẫn nên thân thiện. Phải – nói theo tiếng Anh là – stay above, không hạ mình ngang hàng với những người chọc tức.

9. Đừng để phóng viên nhét chữ vào miệng. Một số phóng viên có thói quen nhét chữ vào miệng người khác, kiểu như “Nói cách khác, ông nói rằng ông không hài lòng với …”. Trong trường hợp như thế này, cần phải đính chính ngay. Nếu câu hỏi mang tính xúc phạm, người trả lời cũng không nên dùng chữ xúc phạm, vì nguyên tắc là stay above.

10. Nên nhớ rằng chúng ta trả lời công chúng chứ không phải trả lời phóng viên. Cần phải minh định rằng đối tượng của chúng ta là công chúng, phóng viên là người trung gian. Chúng ta trả lời cho công chúng, chứ không phải trả lời cho phóng viên. Điều này quan trọng vì đó là tiền đề để chọn ngôn từ đơn giản dễ đi vào lòng người.

Còn nhớ ngày xưa trong lớp học Communication for Academics, một giảng viên nói về công thức Q = A + 1. Sau này tôi thấy công thức trong sách dạy về truyền thông. Q ở đây là câu hỏi (question); A là câu trả lời (answer); và +1 có nghĩa là tạo thêm một nhịp cầu mới hay một điểm mới. Công thức Q = A + 1 có nghĩa là khi trả lời câu hỏi, người trả lời nên trước hết trả lời câu hỏi đầy đủ và ngắn gọn, nhưng mở thêm một đề tài hay một điểm liên quan. Không có +1, người trả lời sẽ bị người hỏi kiểm soát; có +1 người trả lời ở vị trí kiểm soát cuộc đối thoại. Q = A + 1 cũng là nguyên tắc khi trả lời phỏng vấn, mà theo đó trả lời một câu hỏi, nhưng còn gợi ra một câu hỏi mới để người trả lời có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình.

Trước khi kết thúc bài này, tôi xin kể một câu chuyện liên quan. Vài tuần trước, tôi đi dự hội nghị khoa học thường niên ở Gold Coast (Queensland). Trong một phiên họp, có một giáo sư thuộc vào hàng “guru” về bone mechanics giảng bài, sau đó có một câu hỏi cũng hơi khó, và ông giáo sư suy nghĩ độ 30 giây rồi trả lời “I don’t know. I really don’t know” (Tôi không biết. Tôi thật sự không biết). Cử tọa cười thoải mái về cách trả lời hết sức thành thật của ông. Nếu theo lời khuyên của các chuyên gia Việt Nam thì ông giáo sư này thất bại, nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia về truyền thông quốc tế thì ông là người làm theo đúng checklist của các chuyên gia về truyền thông.

Vậy xin nhắc lại rằng không có gì phải xấu hổ khi đại biểu Quốc hội nói “Tôi không biết, tôi sẽ tìm hiểu và trả lời sau”. Chỉ xấu hổ khi đại biểu gắng gượng trả lời câu hỏi mình không hiểu, hoặc cố tình trốn tránh câu hỏi bằng một câu trả lời thiếu thành thật.

Nguyễn Văn Tuấn

Nguồn: nguyenvantuan.net

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Phản bội

Nghĩa đen của từ phản bội chẳng cần phải bàn. Từ phản bội còn tùy thuộc vào ngữ cảnh của nó.

Lúc còn nhỏ, nếu đã cùng chơi một trò gì đó bị người lớn cấm cản, mà sau đó có đứa đi méc ( mách) người lớn, thì đó cũng đã là hành động phản bội. Hành động đó sẽ phải trả giá ngay lập tức, đứa đó sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi.

Khi lớn lên, thì hành động phản bội trở nên đa dạng hơn trong mọi hoạt động của con người, từ tình yêu, tình bạn, đến công việc làm ăn giao tiếp.

Sự phản bội đã được nâng cao đến mức gọi là kỹ năng, nghề nghiệp khi con người dùng nó để mưu lợi như nghề gián điệp ( lại có loại gián điệp có nghiệp vụ cao hơn gián điệp bình thường là loại gián điệp hai mang). Ngoài cái nghề phản bội chuyên nghiệp ấy người ta còn có loại phản bội bán chuyện nghiệp: Trò lừa đảo.

Có thể thông cảm cho thứ nghề nghiệp ấy, vì người ta đã phải dùng nó để mưu sinh!!!

Ở một số người, sự phản bội cứ bộc phát như năng khiếu trời cho! Chả cố ý trục lợi từ nó, cứ tự nhiên mà phản bội lần lượt từng người, trong từng sự việc...trôi qua trong đời họ. Chẳng chút suy nghĩ, ăn năn..Cứ như mọi việc tự nhiên phải thế! Nếu có một ai nói thẳng điều đó với họ, hẳn sẽ làm họ ngạc nhiên lắm, mắt mở to ngây thơ ...Cứ như đứa trẻ đi méc ( mách) tự cho việc mình là là đúng, và chuyện nó đứng nhìn những đứa khác bị đòn là phần thưởng xứng đáng!?

Một định kiến từ khi còn bé của riêng tôi trong câu chuyện nhỏ: Khi mới vào năm học đầu tiên của trung học ( lớp 6 bây giờ, ngày xưa gọi là đệ lục) tôi được chỉ định làm lớp trưởng ( tạm thời, khi thầy hướng dẫn lớp chưa biết năng lực của từng học sinh để đề cử và bầu chọn, mà chỉ dựa vào học bạ). Là một đứa trẻ nhỏ con, gầy còm và ăn mặc xoàng xỉnh, lớp trưởng không được sự nể vì của các bạn vốn to cao, xinh đẹp, điệu đàng và cũng học giỏi ( không giỏi thì khó vào được trường đó). Cho đến một hôm cô giáo bộ môn có việc riêng, lớp trống tiết học. Thầy hướng dẫn đến dặn lớp tự quản trong tiết trống, dặn lớp trưởng ghi tên các bạn gây mất trật tự trên bảng...

Thầy vừa ra khỏi lớp là loạn, rất ít bạn ngồi tại chỗ trò chuyện. Tệ nhất là một nhóm bày trò nhảy dây! Lớp ở trên lầu 1, phòng dưới là phòng giám thị ( giám thị thời ấy được đánh đòn học sinh bằng roi mây. Ông tổng giám thị tên Cung Thế Mỹ là hung thần của học sinh trường nữ), tránh thế nào được chuyện bị đòn? Tôi ra sức năn nỉ các các bạn, bọn nó vờ đi. Tôi dọa sẽ ghi tên họ lên bảng, và họ sẽ bị đánh đòn khi giám thị lên lớp, và chắc chắn họ sẽ lên, vì các bạn đang nhảy thình thịch ngay trên đầu của họ. Tôi bắt đầu ghi tên lên bảng, họ chỉ khựng lại một chút, rồi lại tiếp tục nhảy, như thách thức lớp trưởng mà họ không phục. Ngay lúc đó hung thần xuất hiện ( Cung thế Mỹ là cái tên mà ai đã từng học trường nữ chẳng thể quên được), tôi nhảy ngay lên bục xóa đi cái danh sách vừa ghi. Cả lớp im phăng phắc, ông tổng giám thị hỏi: Ai gây mất trật tự? Tôi nhìn những khuôn mặt tái ngắt ( chắc mặt tôi tái chẳng thua gì?). Sự im lặng căng thẳng ấy được chấm dứt bằng quyết định rất nhanh chóng: Không quản được lớp, thì lớp trưởng chịu trách nhiệm, không ghi tên người mất trật tự thì chịu đòn thay. Tôi đừng úp mặt vào bảng nhận mấy chục roi vào mông, cắn răng lại không khóc.

Bình thường thì khi học sinh phạm lỗi, sẽ phải nhận một tờ giấy quyết định bị trừng phạt mấy roi, tự mang xuống phòng giám thị nhận hình phạt. Lần này thầy giám thị đánh đòn tôi trước mặt cả lớp.

Lớp im lặng một cách ngột ngạt cho đến hết tiết.

Việc đó thay đổi tất cả!



Tôi không thể chỉ ra các bạn phạm lỗi vì đơn giản là tôi cảm thấy điều đó như một hành vi phản bội, nó chẳng khác nào làm một kẻ chỉ điểm, tôi thà chịu đòn.

Đó là một định kiến, hay là một ý thức đã nẩy mầm? Điều đó tốt hay xấu, nên hay không nên? Tôi chẳng biết, tôi chỉ biết cái gì cũng có cái giá của nó. Đến bây giờ ( 36 năm sau) họ vẫn còn là bạn tôi, dù có người đi xa, người ở lại. Tôi đã hiểu được lý do tại sao thầy giám thị phạt roi tôi ngay trước lớp học. Chẳng ai không xấu hổ vì người khác phải chịu đòn vì lỗi mình gây ra.

Chỉ một năm sau ( khi tôi học lớp 7) xã hội thay đổi, một xã hội dạy con người leo cao bằng cách phản bội gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ( ngay khi còn đi học). Một xã hội bám vào chủ nghĩa duy vật để đề cao vật chất, bài bác tất cả những giá trị tinh thần.

Thời của sự phản bội?

Đến bây giờ chẳng hiểu xã hội văn minh đến mức nào, hơn hai ngàn năm trước chăng? Khi Chúa Jesu nói : Ai trong các ngươi là kẻ vô tội, hãy ném đá đi. Đã khiến những bàn tay ném đá dừng lại?

Văn minh quá khi những lời thị phi ( xin xem lại nghĩa của từ thị phi) là những dòng chữ gõ trên bàn phiếm, đã biến thành những viên đá xanh. Khi những cái note giăng lên đã biến thành ngọn giáo? Đấu trường truyền thông! Hiện đại nhỉ?

Những viên đá xanh bay ra theo cảm tính bầy đàn, theo đám đông vô tư? Ngọn giáo thọc vào sườn cũng vô tư, không một chút toan tính, không một cảm giác hận thù ghét bỏ? Phải thế không? Vậy hãy an tâm, khi còn đó bao nhiêu người cầu nguyện: Xin Cha tha thứ cho nó vì nó không biết việc nó làm.

Mặc dù không lấy những quan hệ trên thế giới mạng này làm trọng, nhưng vẫn thấy buồn khi chứng kiến bao nhiêu đống đá xanh rất vô tư ném vào nhau vun vút. Hình như ném cho hả hê tính bạo tàn đã giấu khéo léo vào đâu đó.

Đôi khi chỉ ném vô tình như người qua đường dừng lại xem tai nạn!?

Hay đó là những tròn bạo hành có tính toán như đám côn đồ giả danh vẫn thỉnh thoảng chặn đường ai đó?

Hoặc là một dị bản của trò đấu tố?

Tôi không biết.

Với tôi nó là sự phản bội.

Phản bội với tôi đôi khi rất đơn giản: Bạn nói gì đó với tôi, và bảo điều đó là bí mật, sau đó bạn tiếp tục trao cái bí mật đó cho người khác (thế thì có gì là bí mật?).

Phản bội với tôi là khi tôi chia sẻ với bạn bất cứ chuyện gì (dù quan trọng hay không quan trọng) và bạn mang đi làm quà cho người khác.

Phản bội với tôi là lời nói đã được vo tròn hay bóp méo tùy vào cảm tính, để đạt được ý đồ riêng bất chấp sự thật và tín nghĩa.

Trong cuộc sống đời thường, ở tuổi này tôi thường nghe người ta đem những chuyện riêng tư ( thậm chí chuyện phòng the) ra tâm sự, với tôi đó cũng là sự phản bội. Nó phản bội sự thiêng liêng của tình yêu, nó phơi bày trần trụi mục đích tình dục.

Những giá trị tinh thần cao cả đều thiêng liêng, chẳng phải riêng gì tôn giáo, tín ngưỡng, mà ngay cả tình yêu (yêu tổ quốc, yêu dân tộc, yêu gia đình, yêu bạn bè, yêu người...), hay đạo đức, nghệ thuật, lịch sử...đều thiêng liêng.
Bất cứ hành vi nào biến đổi, trần tục, phỉ báng... những giá trị tinh thần ấy nhằm bất cứ mục đích nào đều là sự phản bội.

Khái niệm phản bội hình như không có trong suy nghĩ của những người sẵn sàng tráo trở?

Cái thời mà chữ tín chẳng đáng giá một xu! Và sự lừa dối lại đẩy bao kẻ lên ngôi chót vót. Thời mà sự giả dối chất chồng lên nhau như các tấm bằng tốt nghiệp trung học giả, đại học giả, thạc sĩ giả và cả giáo sư tiến sĩ giả, làm nên một chỗ ngồi cao chót vót, sai khiến một bầy chưa đủ năng lực giả bằng ta?!

Đó là thời của sự phản bội!

Khi đã phản bội với chính bản thân mình (thiếu tự trọng, giả dối, không uy tín...) thì việc phản bội mọi người chung quanh chỉ là chuyện nhỏ (nhỏ đến mức không cảm thấy đó là phản bội), và việc bán trời không văn tự cũng chẳng còn xa!

Phản bội là đánh mất chính mình!
Sống mà đánh mất chính mình?! (chắc chắn chết chẳng còn linh hồn).

Thế có phí một đời làm người không?


Nguồn: Menam Blog

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Miễn phí

Miễn Phí

Một cậu bé trạc khoảng 15 tuổi muốn có tiền tiêu, thay vì chìa tay ra xin mẹ, cậu ta bèn nghĩ ra cách viết 1 tờ giấy gởi đến mẹ như sau:
1. Sáng phụ Mẹ dọn dẹp giường ngủ ................$1.00
2. Phụ Mẹ dọn dẹp bữa ăn sáng .................. $2.00
3. Sau khi đi học về coi em ..................... $3.00
4. Phụ Mẹ dọn bữa ăn tối, sau đó dọn dẹp......... $4.00
Cộng .........$10.00
Thời hạn thanh toán: Sáng sớm mai trước khi con đi học

Sáng sớm ngày mai bà mẹ đặt tờ giấy bạc $10 trên bàn cho cậu ta và sau khi cậu rời nhà đi học, bà mẹ lật mặt sau tờ giấy lại và ghi như sau:

1. Mẹ mang bầu con 9 tháng 10 ngày ......................Miễn phí
2. Tiền tã lót, bệnh viện, sữa khi sinh con ..............Miễn phí
3. Tiền nuôi con từ lúc sinh ra đến nay ..................Miễn phí
4. Chi phí ăn học, chữa trị cho con khi ốm đau ...........Miễn phí
5. Lo đám cưới cho con hoặc phải nuôi con trọn đời
nếu con tật nguyền hoặc bị bệnh nan y .................. Miễn phí
6. Các khoản không thể liệt kê hết đều miễn phí cho con trai của Mẹ
Thời hạn chi trả cho con ...........................Trọn đời Mẹ

Khi đi học về cậu chạy vô phòng, thấy tờ giấy cậu cầm lên đọc.
Rồi cậu lấy ra 1 tờ giấy khác và viết như sau:
Thưa Mẹ, con xin lỗi Mẹ... Kể từ nay:
1. Phụ giúp Mẹ .................... Miễn phí
2. Ráng ăn học thành tài .....................Miễn phí
3. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người ..................Miễn phí
4. Luôn quan tâm, săn sóc Mẹ .................. Miễn phí
5. Các khoản chi tiêu lo cho Mẹ khi về già .....Miễn phí
Thời hạn thực hiện........... Trọn đời con

Sáng hôm sau khi con còn đang ngủ, bà mẹ vẫn đặt tờ giấy bạc $10.00 lên bàn cho con thì bỗng thấy tờ giấy mà cậu viết. Sau khi đọc xong, những giọt nước mắt lăn dài trên má bà mẹ song miệng vẫn nở 1 nụ cười và bà nghĩ rằng có lẽ đây là nụ cười mãn nguyện nhất từ khi sanh con ra đến nay.

+++++++++++++++++++++
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười.

Trần Trung Đạo

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Sự thật với nhà báo

Sự thật với nhà báo

1.

Khi nhà báo cúi đầu,

khúm núm...

ngòi bút run

nhân cách đê hèn

sẽ sẵn sàng bán cả lương tri

trước bạo quyền và đồng tiền nhơ nhớp,

quên dân oan

yếu thế

mong cầu

là ngoảnh mặt với nỗi đau đồng loại (*)

2.

Khi nhà báo cúi đầu,

khúm núm...

trước thông tin

sự thật phơi bày,

lừa bạn đọc

bằng chuyên môn giả trá,

bằng những trò

uốn bút,

cong môi

là đã bán tận cùng liêm, sỉ...

3.

Khi nhà báo cúi đầu,

khúm núm...

chọn lặng im

đổi bổng lộc,

chức quyền

là đích thị lưu manh ôm bút

là lọc lừa đội lốt thông tin

4.

Khi nhà báo cúi đầu,

khúm núm...

trước kẻ thù

của Tổ quốc,

Nhân dân,

đem ngòi bút

cầu phì gia,

tráo trở

là đồng hành với bán nước, quên dân

5.

Khi nhà báo cúi đầu

khúm núm...

là niềm tin

minh bạch

lụi tàn

Cả sự thật cũng cúi đầu... vĩnh biệt.

Phan Sông Ngân
(Sài Gòn, trưa 09.10.2010)

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

Anh không về đại lễ đâu em

Anh không về Đại lễ đâu em
LPK

Anh không về Đại lễ đâu em
Dù Hà Nội ngàn năm hay vạn năm cũng thế
Khi vua Lý lại mang mão áo vua Tần!
Khi trong phim Việt Nam chỉ thấy sắc màu Trung Quốc!

Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc
Ông bà ta là thế!
Nên mới còn non nước Việt hôm nay
Hãy gửi cho anh một gói cốm màu xanh
Để anh nuốt vào lòng cả mùa thu Hà Nội
Gửi cho anh một cành liễu Hồ Tây
Để hồn anh mênh mang cùng sương khói . . .

Tưởng nhớ Người xưa đốt hương trầm là đủ
Hãy để những tỉ đô la xây bệnh viện, công viên
Để ngàn năm Thăng Long không thành ngàn mụn ghẻ
Để không còn những bộ phim
Ngộ độc cả ca dao, băng huyết cả tâm hồn

Lê Phú Khải

Sài gòn 17.9.2010

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

Câu chuyện về lòng biết ơn

Bàn tay của mẹ, bài học của con

o Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên cho một công ty lớn.

o Anh ta vừa xong buổi phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc phỏng vấn lần cuối để quyết định nhận hay không nhận anh ta.

o Viên giám đốc khám phá học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học, cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên không hoàn thành vượt bực.

o Viên giám đốc hỏi “Anh đã được học bỗng nào của trường?” Chàng thanh niên đáp “Thưa không”
Viên giám đốc hỏi “Thế cha anh trả học phí cho anh đi học?” Chàng thanh niên đáp “Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí”
Viên giám đốc lại hỏi “Mẹ của anh là việc ở đâu?”
Chàng thanh niên đáp “Mẹ tôi làm việc giặt áo quần”. Viên giám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay cho ông ta xem. Chàng thanh niên đưa hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo của chàng cho ông giám đốc xem.

o Viên giám đốc hỏi “Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?”

o “Chưa bao giờ, mẹ luôn bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi.” Chàng thanh niên đáp.

o Viên giám đốc dặn chàng thanh niên “Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở lại nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi. ”

o Chàng thanh niên cảm thấy khả năng được công việc tốt này rất là cao. Khi vừa về đến nhà, chàng ta sung sướng thưa với mẹ để được lau sạch đôi bàn tay của bà. Mẹ chàng cảm thấy có gì đó khác lạ, sung sướng, nhưng với một cảm giác vừa vui mà cũng vừa buồn, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem.

o Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Vừa lau, nước mắt chàng tuôn tràn. Đây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới khám phá đôi tay mẹ mình, đôi bàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗi bà đã rùng mình khi được lau bằng nước. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên nhận thức ra rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này đã giúp trả học phí cho chàng.

o Những vết bầm trong đôi tay của mẹ là giá mẹ chàng phải trả cho ngày chàng tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho tương lai sẽ tới của chàng.

o Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ, chàng thanh niên lặng lẽ giặt hết phần áo quần còn lại của me.

o Tối đó, hai mẹ con tâm sự với nhau thật là lâu.

o Sáng hôm sau, chàng thanh niên tới gặp ông giám đốc.

o Viên giám đốc lưu ý những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của chàng thanh niên, và hỏi “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã học được hôm qua ở nhà không?”

o Chàng thanh niên đáp “Tôi lau sạch đôi tay của mẹ, và cũng giặt hết phần áo quần còn lại.” Viên giám đốc hỏi “Cảm tưởng của anh ra sao?”

o Chàng thanh niên đáp, “Thứ nhất, bây giờ tôi hiểu thế là ý nghĩa của lòng biết ơn; không có mẹ, tôi không thể thành tựu được như hôm nay.

o Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức rằng thật khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc.

o Thứ ba, tôi biết ơn sự quan trọng và giá trị của quan hệ gia đình.”

o Viên giám đốc nói, “Đây là những gì tôi tìm kiếm nơi người sẽ là quản trị viên trong công ty chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đở của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất của cuộc đời. Em được nhận.”

o Sau đó, chàng thanh niên làm việc hăng say, và nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên làm việc kiên trì và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày được nhiều cải thiện.

o Một đứa bé, được che chỡ và có thói quen muốn gì đước nấy, có thể sẽ phát triển “tâm lý đặc quyền” và sẽ luôn nghĩ đến mình trước. Hắn sẽ thờ ơ về các nỗ lực của cha mẹ.

o Khi làm việc, hắn giả thiết rằng mọi người phải vâng lời hắn, và khi trở thành một quản trị viên hắn có thể sẽ không bao giờ biết sự chịu đựng của các nhân viên dưới quyền và luôn đổ thừa cho người khác.

o Đối với loại người này, có thể học giỏi, có thể thành công một thời gian ngắn nhưng thật sự sẽ không cảm nhận được ý nghĩa của thành tựu. Hắn sẽ cằn nhằn, lòng chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thứ cho mình. Nếu chúng ta thuộc loại cha mẹ chuyên bao che con cái như thế này, phải chăng chúng ta đang cho chúng thấy tình thương của cha mẹ hay thay vì đang tàn phá chúng?

o Bạn có thể cho con cái sống trong những căn nhà lớn, ăn thức ăn ngon, học dương cầm, xem TV màn ảnh rộng. Nhưng khi chúng ta cắt cỏ, xin vui lòng cho chúng làm việc đó. Sau bữa cơm, hãy để chúng rữa chén bát cùng với anh chị em chúng. Không phải vì các bạn không có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi vì bạn nên thương con đúng cách.

o Bạn muốn chúng hiểu rằng, bất kể cha mẹ giàu có cỡ nào, một ngày tóc họ cũng sẽ bạc như mẹ của người bạn trẻ kia. Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học để biết hơn sự khó khăn, học khả năng cùng làm việc với những người khác để hoàn thành công việc.

Bản tiếng Anh:
Story of Apprecication

o One young academically excellent person went to apply for a managerial position in a big company.

o He passed the first interview; the director did the last interview, made the last decision. He discovered from the CV that the youth’s academic result was excellent all the way, from secondary school until the postgraduate research, not a year did he not score.

o The director asked, “Did you obtain any scholarship in school?” and the youth answered, “None.”

o The director asked, “Was it your father who paid your school fees?” The youth answered, “My father passed away when I was one year old, it is my mother who paid my school fees. ”

o The director asked, ” Where did your mother work?”

o The youth answered, “My mother worked as a clothes washer.” The director requested the youth to show his hands, and the youth showed the director a pair of hands that were smooth and perfect.

o The director asked, ” Did you ever help your mother wash the clothes?”

o The youth answered, “Never, my mother always wanted me to study and read more books, furthermore, my mother can wash clothes faster than I can.”

o The director said, “I have a request; when you go back today, go and help to clean your mother’s hands, and then see me tomorrow morning.”

o The youth felt that as the chances of landing the job were high, when he went home, he happily wanted to clean his mother’s hands. His mother felt strange, happy but mixed with fear, she showed her hands to the youth.

o The youth cleaned his mother’s hands slowly, his tears dropped down as he did that. It was the first time he found his mother’s hands so wrinkled, and there were so many bruises on her hands. Some bruises incited pains so strong that made his mother’s body shiver when cleaned with water. This was the first time the youth realized and experienced that it was this pair of hands that washed clothes every day to earn him the school fees. The bruises on the mother’s hands was the price that the mother paid for his graduation and academic excellence and probably his future.

o After finishing the cleaning of his mother’s hands, the youth quietly cleaned all the remaining clothes for his mother. That night, mother and son talked for a very long time.

o Next morning, the youth went to the director’s office. The director noticed the tear in the youth’s eye, and asked:

o “Can you tell me what you have done and learned yesterday in your house?”

o The youth answered, “I cleaned my mother’s hands, and also finished cleaning all the remaining clothes.” The director asked, “Please tell me your feelings.”

o The youth said :
Number 1, I knew what was appreciation; without my mother, there would not a successful me today.
Number 2, I knew how to work together with my mother, then only I could realize how difficult and tough it is to get something done.
Number 3, I knew the importance and value of family relationships.

o The director said, “This is what I am asking; I want to recruit a person who can appreciate the help of others, a person who knows the suffering of others to get things done, and a person who would not put money as his only goal in life to be my manager. You are hired.”

o Later on, this young person worked very hard and received the respect of his subordinates; every employee worked diligently and in a team, so that the company’s results improved tremendously.

o A child who has been protected and habitually given whatever he wanted develops “entitlement mentality” and always put himself first. He is ignorant of his parents’ efforts.

o When he starts work, he assumes every one must listen to him, and when he becomes a manager, he can never know the sufferings of his employees and always blame others.

o For this kind of people, who may be good academically, may be successful for a while, but eventually would not feel sense of achievement. He will grumble and be full of hatred and fight for more. If we are this kind of protective parents, are we really showing love or are we destroying the kid instead?

o You can let your kid live in a big house, eat a good meal, learn piano, watch a big screen TV. But when you are cutting grass, please let them experience it. After a meal, let them wash their plate and bowl together with their brothers and sisters. It is not because you do not have money to hire a maid, but it is because you want to love them in a right way. You want them to understand, no matter how rich their parents are, one day their hair will grow grey, same as the mother of that young person.

o The most important thing is that your kid must learn how to appreciate the efforts and experience the difficulties and learn the ability to work with others to get things done.

Nguồn: Nguyễn Tuyết Vân, nhóm D77.